Nội dung khóa học
Bài ôn tập ngữ văn 7
Bài giảng này tổng hợp những kiến thức quan trọng về trạng ngữ, từ láy, nói giảm nói tránh, nghĩa của từ, so sánh và nhân hóa. Bài giáo án giúp học sinh nắm vững lý thuyết, nhận biết các biện pháp tu từ trong văn học, và áp dụng vào thực tiễn viết bài. Thông qua những ví dụ sinh động, học sinh sẽ dễ hiểu và ghi nhớ bài hơn.
0/13
Ôn tập ngữ văn 7 (P2)
    Nội dung bài học

    Phân biệt Thành ngữ, Tục ngữ và Ca dao

    Tiêu chíThành ngữTục ngữCa dao
    Định nghĩaCụm từ cố định, mang ý nghĩa ẩn dụ, không phải câu hoàn chỉnh.Câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa răn dạy, đúc kết kinh nghiệm sống.Lời thơ có vần, nhịp, diễn tả tình cảm, tâm tư của con người.
    Cấu trúcThường là cụm từ, không phải câu hoàn chỉnh.Thường là một câu hoàn chỉnh, có chủ ngữ – vị ngữ.Thường có nhiều câu, có thể là một bài thơ hoàn chỉnh.
    Chức năngDùng để diễn đạt hình ảnh sinh động trong văn nói và văn viết.Dùng để răn dạy, truyền đạt kinh nghiệm tiễn.Dùng để bày tỏ tình cảm, miêu tả thiên nhiên, phản ánh cuộc sống.
    Ví dụ“Mèo mù vớ cá rán” (Diễn đạt sự may mắn bất ngờ).“Có công mài sắt, có ngày nên kim.” (Khuyên kiên trì, nhẫn nại).“Anh đi anh nhớ quê nhà / Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.” (Bày tỏ nỗi nhớ quê hương).

    💡 Kết luận: Thành ngữ, tục ngữ và ca dao đều là tinh hoa ngôn ngữ dân gian, nhưng thành ngữ mang tính hình tượng cao, tục ngữ thiên về giáo huấn, còn ca dao thường có vần điệu và bộc lộ cảm xúc.

    Review Your Cart
    0
    Add Coupon Code
    Subtotal

     
    Lên đầu trang